Call
zalo
facebook
google
Call
zalo
Facebook
Google

Chuyện rượu bia trên phim ảnh: Hàn Quốc không hạn chế

Liên quan tới quy định về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với lĩnh vực điện ảnh, truyền hình, sân khấu tại màn ảnh của đất nước Hàn Quốc có câu chuyện ra sao?

Uống rượu, say xỉn là cảnh quay “nhan nhản” trong phim Hàn. Nhân vật trên màn ảnh bất kể già hay trẻ, nam hay nữ đều có thể vô tư cụng ly, trong dày đặc các cảnh quay. Xuất phát từ một nhận thức phổ biến trong xã hội Hàn Quốc rằng rượu, bia có tác dụng giải tỏa stress và thúc đẩy sự giao lưu giữa người với người, do đó, khán giả và các cơ quan quản lý nội dung truyền hình Hàn không tỏ ra quá khắt khe với cảnh uống rượu trên phim ảnh hay các show tạp kỹ.

uong ruou tren phim han



Tại Hàn Quốc, tuy không có điều luật về việc hạn chế rượu bia trên màn ảnh, nền phim ảnh xứ kim chi vẫn có vô số quy định được đưa ra bởi Ủy ban tiêu chuẩn truyền thông Hàn Quốc (viết tắt là KCSC) đối với phim ảnh kiểm soát sát sao mỗi ngày. Trong câu chuyện văn hóa, Hàn Quốc được biết tới câu chuyện gà và bia, 'món ăn tủ' sau giờ làm trong phần lớn phim công sở. 1001 cảnh các nhân vật trong phim uống soju ngay ngoài cửa hàng tiện lợi đến say xỉn, miễn là đủ tuổi. Hay tới những bộ phim chuyên về chủ đề 'nhậu' như Drinking Solo (Uống Rượu Một Mình) và gần nhất chính là Itaewon Class (Tầng Lớp Itaewon), việc 'nhậu' đã là câu chuyện thường tình trong các bộ phim Hàn.

Câu chuyện 'nhậu nhẹt' đã quá quen trên màn ảnh nhỏ Hàn Quốc, nhất là phim ở đài cáp. Màn ảnh Hàn còn quảng cáo rượu soju cơ mà, bởi nhắc đến rượu Soju là nhắc đến nét văn hóa ẩm thực của đất nước này. Nếu muốn cảm nhận được sự đặc biệt của rượu Hàn Quốc thì chắc chắn bạn nên thử đầu tiên đó là rượu Soju.

Vậy không có điều luật về hạn chế rượu bia, phim ảnh Hàn Quốc hạn chế gì?

Nếu là một mọt phim của truyền hình Hàn Quốc, khán giả việt sẽ không ít lần tìm thấy tin tức về những bộ phim bị 'sờ gáy' về nội dung quá bạo lực, phản cảm hay quá 'nóng bỏng' để phát sóng trên truyền hình. Một số trường hợp tiêu biểu có thể kể tới cảnh 'tra tấn bằng xi măng' trong The Last Empress (Hoàng Hậu Cuối Cùng), cảnh Ji Chang Wook 'ở trần' ẩu đả trong phòng tắm chung hay cảnh thay đồ của Kim Yoo Jung trong Moonlight Drawn By Clouds (Mây Họa Ánh Trăng), cảnh cưỡng hiếp,...

 

luat uong ruou han quoc


Câu chuyện tranh cãi về cảnh hút thuốc cũng đã xảy ra không ít lần, Reply 1988 (Lời Hồi Đáp) cũng đã từng bị KCSC 'sờ gáy' và buộc phải loại bỏ những cảnh đó trong các tập phim sau này, dù nhân vật đã đủ tuổi cả trong lẫn ngoài phim để thực hiện phân đoạn đó. Khán giả cũng sẽ khó có thể tìm thấy một nhân vật hút thuốc trong các bộ phim thuộc đài trung ương KBS, MBC hay SBS trong thời gian gần đây mà chỉ xuất hiện trong các dự án đài cáp. Và việc làm mờ các phân cảnh hút thuốc cũng đã được thực hiện trong hai năm gần đây.

Đó là điều khác biệt trong tư duy làm phim cũng như trong văn hóa của Hàn Quốc. Và chỉ cần biết phim hay và ý nghĩa thì chúng ta sẽ theo dõi thôi, phải không nào??
 

  • Ngày: 08/10/2020