Giáo sư Dong Ho Lee thuộc Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bundang- Đại học Quốc gia Seoul, người cũng có nhiều năm giảng dạy tại Khoa Nội trường Y thuộc Đại học Quốc gia Seoul, cho biết món ăn giàu vitamin này có rất nhiều lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt, chống bệnh viêm đường ruột, chữa hội chứng ruột kích thích và thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng.
Không chỉ có vậy, ăn kim chi còn giúp giảm chứng trầm cảm, căng thẳng thần kinh. Bên cạnh đó, do chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, sắt, canxi và selen nên chế phẩm sinh học này sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh, giúp máu lưu thông, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ bắp phát triển và làm chậm quá trình lão hóa.
Ở Hàn Quốc, kim chi được dùng như món ăn kèm trong bữa ăn hằng ngày hoặc được chế biến thành nhiều món khác nhau như lẩu kim chi, canh kim chi, cơm chiên kim chi,… Đặc biệt, với vị chua chua cay cay nổi bật, lẩu kim chi xướng danh ở vị trí nổi bật trong thế giới lẩu chuẩn vị Hàn.
Kim chi được làm chuẩn vị Hàn Quốc có vị giòn, chua, nổi bật lên vị cay đặc trưng từ ớt bột. Kim chi được đặt chính giữa, làm trung tâm của nồi lẩu, bày biện xung quanh là các loại nấm, đậu, ớt và nhấn nhá thêm thịt ba chỉ cho đúng chuẩn. Vị kim chi lan tỏa làm cho nước lẩu cay xè và các nguyên liệu khác cũng được ngấm thẫm đậm đà ai ai cũng phải xuýt xoa.
Lịch sử hình thành Soju (Sochu) theo ghi chép nó được bắt nguồn vào thời gian Đế chế Mông Cổ chiếm đóng bán đảo Triều Tiên năm 1300. Rượu soju (rượu Sochu) truyền thống được làm từ phương pháp chưng cất gạo tinh. Người Mông Cổ chiếm cách nấu rượu arak của người Ba Tư và đưa vào Hàn Quốc, sau đó dựng xưởng chưng cất rượu quanh thành phố Kaesong. Cho đến nay, rượu Hàn soju vẫn được người dân quanh vùng Kaesong gọi là ajak-ju.
Soju (Sochu) có rất nhiều nhãn nhiều loại với độ cồn dao động từ 13-25 độ, tuy nhiên hiện nay phần lớn là có nồng độ dưới 18 độ nên soju không hề nặng. Còn mùi vị soju thì theo xu hướng phát triển nhất là pha chế cocktail nên ngày nay soju có rất rất nhiều vị. Nguyên liệu chưng cất soju là gạo và ngũ cốc như là lúa mì, lúa mạch, khoai lang, hoặc bột sắn. Rượu soju cũng giống vodka không màu, trong suốt. Tuy vậy các loại soju hoa quả như soju chanh citron, soju dâu tây, soju đào, soju táo,… có thể có màu nhẹ của các loại trái cây. Soju trái cây nồng độ nhẹ chỉ 12-14% (rượu Soju Chum Churum trái cây nồng độ chỉ 12%) ngoài vị thơm hoa quả còn có vị ngọt dịu êm nên rất dễ uống kể cả chị em phụ nữ.
Những người thích ăn cay không thể không yêu thích món lẩu kim chi. Vừa ăn lai rai, vừa trò chuyện với bạn bè hay người thân và cảm nhận cái vị cay đặc trưng thấm dần trên đầu lưỡi sẽ thật thú vị đấy. Vào những ngày mưa hay ngày đông giá rét, dịp cuối tuần mà được thưởng thức món lẩu này thì phải nói ngon hết ý.
Rượu Soju là loại rượu “Quốc tửu” của Hàn, có vị dễ uống, có hương thơm dịu nhẹ và có vị hơi ngọt hòa cùng với vị cay nóng của lẩu kim chi. Mọi người cùng rót rượu cho nhau, vừa trò chuyện và cùng ăn lẩu, kể cho nhau nghe những vui buồn trong cuộc sống. Quả là khung cảnh tuyệt vời cho những lần gặp mặt.
Bạn đang chuẩn bị lẩu kim chi cho bữa tiệc? Đừng quên chuẩn bị thêm rượu soju để món lẩu kim chi thêm phần trọn vẹn nha !
CÔNG TY TNHH XNK HÀ NGỌC nhập khẩu rượu bia và đồ uống Hàn Quốc luôn tìm kiếm đối tác, đại lý, cộng tác viên, khách hàng… và mong muốn mang nét đẹp văn hóa ẩm thực Hàn Quốc đến với đông đảo người dùng Việt.
Liên hệ với chúng tôi để có giá sỉ tốt nhất.