Call
zalo
facebook
google
Call
zalo
Facebook
Google

Nghi thức đập rượu Sake truyền thống ở Nhật

Nghi thức đập rượu là một nét văn hóa truyền thống của người Nhật với ý nghĩa mang đến những điều tốt đẹp, may mắn. Trong buổi lễ , "quốc tửu" – rượu Sake được đặt trong một thùng gỗ đựng rượu sake lớn, những người được trao vinh dự cầm búa đập rượu mặc đồ Kimono truyền thống.

Nghi thức (lễ) đập rượu Sake truyền thống của người Nhật Bản hay còn gọi là lễ Kagami Biraki, tại buổi lễ đập rượu sake mỗi người sẽ có một chiếc búa gỗ và một chén gỗ để đập và thử rượu.

Nghi thức đập rượu sake

Nghi thức đập rượu sake là một nét văn hóa truyền thống của người Nhật với ý nghĩa mang đến những điều tốt đẹp, may mắn. Trong  buổi lễ  "quốc tửu" rượu sake được đặt trong một thùng gỗ đựng rượu sake lớn, những người được trao vinh dự cầm búa đập rượu mặc đồ Kimono truyền thống.

Sau nhát búa nhẹ vang lên, nắp bình bật ra, mùi rượu Sake tỏa ra nồng nàn, quyến rũ. Rượu được múc bằng chiếc gáo gỗ rót vào hộp gỗ Masu sóng sánh để mọi người cùng nâng ly.

Truyền thuyết lễ đập rượu sake

Truyền thuyết Nhật Bản kể về một vị thần vốn không được các vị thần khác hài lòng vì tính khí đặc biệt tàn nhẫn của mình. Vị thần này bị đày đi và cuối cùng đến một cái hang hẻo lánh nơi ông gặp một vật giống cái gương. Vật này buộc ông luôn phải nhìn vào bản thân mình, suy nghĩ sâu xa hơn về những hành động của mình cố gắng tìm hiểu, giải thích tại sao ông ta lại trở thành một người độc ác như vậy. Sau rất nhiều năm tự quán tưởng bản thân như vậy, thì vị thần đó trở về và các vị thần khác ngay lập tức thấy được những biến chuyển trong tính cách và lối sống của vị thần này.

Cuối cùng thì hình ảnh chiếc gương thường được dùng để nói rằng mọi người nên cố nhìn lại bản thân mình như nhìn vào trong gương. Đánh giá xem mình thật sự như thế nào. Quá trình tự xem xét bản thân này là biện pháp rất tốt để hoàn thiện nhân cách.

Thời gian diễn ra lễ đập rượu Sake truyền thống

Năm mới là thời điểm quan trọng nhất trong năm ở Nhật Bản và lễ hội lễ đập rượu sake (diễn ra vào 1/1 hàng năm) cũng trùng với dịp này. Thông thường, lễ đập rượu sake  sẽ được tổ chức bằng các nghi thức dâng “Mochi” (bánh gạo tròn). Đàn ông dâng Mochi cho giáp phục, phụ nữ dâng Mochi cho gương của mình.

Nghi thức được tổ chức vào ngày thứ Bảy hoặc chủ Nhật, thứ hai của tháng Giêng để tất cả mọi người đều có cơ hội tham dự. Đây là truyền thống cổ có từ thế kỉ 15 và được giữ gìn nguyên vẹn bản sắc cho đến ngày nay.

Tại nghi lễ đập rượu sake truyền thống, rượu sake ngon, bánh gạo tròn thường có hình tròn giống hình những chiếc gương kim loại thời cổ. Chúng tượng trưng cho sự đầy đủ và dư dả tài sản thường được đặt ở trung tâm nghi lễ …được dùng coi như là đồ dâng lên cho đấng “Toshigami” - vị thần mang lại mùa màng bội thu và thịnh vượng. Lễ Kagami Biraki cũng là sự đánh dấu sự kết thúc của kì nghỉ năm mới, đến nay vẫn là dịp lễ lớn nhất trong năm - một lễ kết hợp với lễ giáng sinh, lễ tạ ơn cùng với các kì nghỉ và đi du lịch.

Việc đập rượu sake có ý nghĩa “khai gương” là ý tưởng mà Kagami Biraki được đặt tên. Mọi người sau đó, uống rượu, ăn bánh cùng với súp đậu đỏ.

Ý nghĩa nghi thức đập rượu sake của người Nhật

Lễ đập rượu Sake theo nghĩa đen có nghĩa là “mở gương” (đồng thời cũng được gọi là “lễ gặt lúa”). Mang ý nghĩa khởi đầu một điều tốt đẹp, không chỉ là nghi lễ đập vỡ bánh dày vào những ngày đầu năm, người Nhật còn đập thùng rượu sake lớn vào ngày khai trương, tại các sự kiện thể thao, mở đầu tiệc cưới… Hoặc một số các sự kiện quan trọng khác, nghi thức này cũng gọi là Kagami Biraki.

Lễ đập rượu sake do đó đã trở thành nét văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn của người Nhật, đó cũng là thời điểm để làm sống lại tinh thần và quyết tâm của mình. Kagami Biraki còn có ý nghĩa là buổi gặp mặt đầu tiên, là dịp gia đình, bạn bè, người thân… tụ tập sẻ chia sẻ với nhau những tâm tư suy nghĩ thật sự của bản thân mình cũng như những tâm tư nguyện vọng…. Tiếp sau đó, nhân cơ hội này mọi người nhìn lại bản thân và những việc làm của mình trong năm qua.

  • Ngày: 13/05/2021