Rượu Soju (sochu) là loại rượu nổi tiếng của Hàn Quốc còn Sake (Seki) là loại rượu đậm chất nổi tiếng Nhật Bản. Có nhiều người vẫn nhầm lẫn và chưa hiểu rõ về sự khác nhau của hai loại rượu này. Cùng đọc hết bài viết này nhé. Biết đâu bạn lại có thêm những thông tin thú vị.
Soju là một loại thức uống có cồn đến từ đất nước Hàn Quốc. Được làm từ các thành phần chính là gạo và các thành phần khác như là lúa mì, lúa mạch hoặc khoai lang. Được làm bằng phương pháp chưng cất và trải qua nhiều công đoạn nên soju có màu trong và có nồng độ cồn nằm trong khoảng 12% đến 17%. Nay có soju hoa quả chỉ 12-13%.
Sake hay còn gọi là Seki theo tiếng anh. Nó là một thứ rượu truyền thống của người Nhật Bản. Nguyên liệu chính làm rượu Sake là gạo và nước và nấm mốc koji. Quá trình làm sake giống như quá trình làm ra bia. Trong quá trình này, tinh bột được chuyển thành đường sau đó nó sẽ lên men thành rượu.
Nói chung là rượu sake là tên tiếng Nhật của rượu được làm từ gạo lên men trong khi soju là tên tiếng Hàn của rượu được làm từ việc chưng cất.
Có sự khác biệt trong sản xuất Rượi Soju và Sake đó là Sake được làm bằng phương pháp lên men còn Soju được làm bằng phương pháp chưng cất. Người ta cũng có thể thấy một sự khác biệt trong môi trường mà hai loại đồ uống được làm. Soju có sản xuất tốt hơn ở vùng khí hậu ấm áp, Sake có sản xuất tốt hơn ở vùng khí hậu mát mẻ.
Ngày trước Người ta cũng có thể thấy rằng có sự khác biệt đáng kể trong nồng độ cồn. Nồng độ cồn của Soju cao hơn nồng độ cồn của Sake. Khi Sake có khoảng 13 đến 15% rượu, Soju có khoảng 15 đến 25% lượng cồn. Ngày nay soju có nồng độ rất thấp thường 12-17%, nhất là rượu soju hoa quả trai cây 12-14% và có hương vị trái cây.
Một điểm khác nhau nữa đó là phương thức sản xuất Soju độc đáo khác hẳn với Sake. Việc sản xuất Soju có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là chuyển đổi tinh bột thành đường. Và giai đoạn tiếp theo là chuyển đổi từ đường thành rượu. Còn đối với Sake, giai đoạn đặc biệt đó là “moromi” – 3 bước 4 ngày.
Sake được làm từ gạo (Sakamai). Trong khi Soju được làm từ gạo (kome), lúa mạch (Mugi) và khoai lang (imo) và các thành phần khác. Vì hai loại đồ uống được làm từ những nguyên liệu khác nhau nên mùi thơm của chúng cũng khác nhau. Một điều không kém phần quan trọng đó là cách thưởng thức rượu.
Soju của Hàn Quốc và Sake của Nhật Bản. Hai nơi có những văn hóa truyền thống đặc biệt, vậy cách uống rượu có điểm gì giống và khác nhau? Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu nhé.
Kiểu chai soju và sake:
Thường vỏ chai soju là thủy tinh có màu xanh lá tre và dung tích phổ biến 360ml.
Còn vỏ chai sake thì có nhiều màu sắc hơn thường màu nâu vàng, màu đen,...cũng có cả màu xanh và dung tích thường là 750ml hay 1.8l
Nếu bạn là fans của phim Hàn Quốc thì chắc chắn không lạ lẫm với cách người Hàn uống rượu soju. Uống soju tại các vỉa hè là một nét đặc trưng của Hàn Quốc. Tìm hiểu về văn hóa uống rượu Hàn Quốc cũng là một cách để bạn khám phá văn hóa truyền thống của xứ sở kim chi nhanh nhất.
Trước tiên, bạn cần lắc mạnh chai soju trước khi uống để tăng mùi vị của rượu. Sau đó mở nắp chai.
Có thể bạn chưa biết, khi uống rượu soju người Hàn thường rót rượu cho người khác thì sau đó mới rót vào ly của mình. Vì vậy, khi uống soju bạn nên rót vào ly cho mọi người rồi cuối cùng đến ly của bạn hoặc bạn cũng có thể đợi ai đó rót cho bạn. Khi người lớn tuổi hơn rót rượu thì bạn nên cầm ly bằng hai tay.
Một điều nên nhớ đó là, uống soju nên uống bằng ly thủy tinh nhỏ, cầm vừa tay. Ly rượu soju đầu tiên đừng uống trước một mình mà phải cùng uống với mọi người.
Nếu uống cùng người lớn tuổi, bạn cần quay mặt sang ngang rồi mới được uống cạn ly. Bởi vì, việc uống cạn một hơi trước mặt người lớn thể hiện thái độ không tôn trọng bề trên. Còn ở Việt Nam thì bạn cứ uống tự nhiên nhé.
Ngoài ra, tại Hàn Quốc, khi mà uống không nổi, người ta sẽ lén đổ rượu chứ không từ chối uống rượu. Bởi vì từ chối rượu được coi là mất lịch sự.
Cuối cùng, đừng để mọi người ngồi với chiếc ly soju rỗng nhé.
Sake là một loại đồ uống của Nhật Bản được lên men từ gạo. Ở Nhật có khá nhiều nguyên tắc liên quan đến việc phục vụ và uống sake. Đây là những nguyên tắc mà bất kỳ ai cũng nên biết để trở nên lịch sự hơn khi thưởng thức đồ uống này.
Trước tiên, Sake được chuyển sang chứa trong các bình bằng gốm nhỏ có cổ bình hẹp. Trước khi uống, người ta sẽ hâm nóng sake ở nhiệt độ từ 5 độ C đến 55 độ C. Hâm nóng bằng cách ngâm bình đựng sake vào nước sôi.
Khi rót rượu Sake, chúng ta nên cầm bình bằng cả hai tay và rót rượu. Lần lượt lót vào từng chén của mọi người và không tự rót vào chén của mình. Các vị khách sẽ là người rót rượu cho chén của bạn.
Khi bạn đã rót rượu cho đầy chén của mọi người thì bây giờ đã đến lúc bạn cầm nên cầm chén bằng hay tay. Sẽ có người rót rượu vào chén cho bạn. Nếu bạn có địa vị cao hơn người đang rót rượu thì chỉ cần nâng chén bằng một tay là được.
Cuối cùng là bước thưởng thức rượu sake. Mặc dù Sake có nồng độ cồn tương đối nhẹ, tuy nhiên bạn không nên uống hết chỉ trong một ngụm. Bạn nên nhâm nhi từng chút một. Trước khi uống, bạn có thể nói “Zô”, hoặc theo cách của người Nhật là “Kampei”.