Khi nói về thế giới của rượu thì có vô vàn nhiều loại rượu khác nhau, tuy rằng mỗi loại sẽ có mùi vị nguyên liệu thành phần không giống nhau nhưng chúng đều là thức uống có cồn và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên nếu là một tín đồ về rượu bạn đã phân biệt rượu soju và rượu gạo Hàn Quốc chưa ?. Có chắc rằng hai cái tên này là cùng một loại rượu, hay chúng khác nhau ở điểm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết này nhé !
Đầu tiên để phân biệt rượu soju và rượu gạo giống hay khác nhau chúng ta phải hiểu về bản chất cơ bản nhất của chúng đó là khái niệm riêng giữa rượu soju và rượu gạo.
Rượu soju: Người ta cho rằng rượu soju là một loại rượu truyền thống từ Hàn Quốc, chúng được tạo ra từ nguyên liệu chính là gạo và các thành phần nguyên liệu khác như lúa mì, khoai lang, sắn,..
Rượu gạo (Makgeolli): Đây là một tên gọi của loại rượu đặc trưng tại xứ sở Hàn Quốc, chúng được ra đời từ thế kỷ 10 sau công nguyên. So với rượu soju thì Makgeolli có tuổi đời lâu hơn.
Vậy giữa chúng có điểm gì tương đồng và khác nhau, chúng ta hãy cùng nhau phân biệt rượu soju và rượu gạo dưới đây.
Nếu là một tín đồ về rượu thì chắc hẳn bạn cũng cảm nhận được điểm khác biệt về màu sắc, hương thơm từ hai loại rượu soju và rượu gạo đúng không nào !
Dù là loại rượu nào đi chăng nữa thì điểm chung lớn nhất giữa chúng đó là đều là thực phẩm thức uống có cồn và được ưa chuộng tại thị trường Hàn Quốc và các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Ngoài ra rượu gạo và rượu soju hầu như đều được tạo ra từ quá trình chưng cất tức là hình thức sản xuất rượu trải qua hai giai đoạn chính đó là nguyên liệu( tinh bột) bị thủy phân tạo thành đường, đường tiếp tục lên men, sản phẩm sau đó qua quá trình chưng cất tạo thành rượu.
Rượu soju: Chắn hẳn chúng ta biết rằng rượu soju là loại rượu có nồng độ cồn thấp, dao động từ 20 đến 40 độ C, phổ biến nhất là 20 độ C. Tuy nhiên một số loại rượu soju trái cây ra đời có nồng độ chỉ từ 13 đến 20 độ C .
Rượu gạo: Thoáng nhìn chúng ta cứ ngỡ rượu soju có nồng độ cồn thấp nhưng rượu gạo còn có nồng độ rượu thấp hơn nữa. Hàm lượng cồn chỉ từ 6 đến 7 độ C. Đó là một trong những lý do mà người tiêu dùng ưa thích chúng.
Màu sắc: Chúng ta dễ quan sát thấy được rằng màu sắc của hai loại rượu này hoàn toàn khác nhau, là điểm giúp bạn dễ phân biệt rượu soju và rượu gạo. Nếu rượu soju không màu trong suốt giống như nước hay rượu đế tại nước ta thì rượu gạo mang màu trắng đục trong như nước vo gạo.
Mùi vị: Nếu bạn là một tín đồ rượu bạn chắc hẳn sẽ có cảm nhận riêng về đặc trưng mùi vị giữa chúng. Rượu soju truyền thống hay trái cây đều mang vị ngọt dịu, mang hương thơm của các loại trái cây khiến bạn không thể cưỡng lại sức hút của chúng. Đối với rượu gạo khi uống ta sẽ cảm nhận được vị đắng từ men rượu, vị chua và ngọt, cay và mang hương thơm của loại gạo lên men. Một số thực khách cho rằng vị của rượu gạo trong giống như sữa kết hợp với nước ngọt có gas.
Nhìn chung cả hai loại rượu này do nồng độ cồn thấp nên chúng không chỉ là loại nước uống có nhu cầu giải khát mà còn là thức uống tốt cho sức khỏe nếu bạn dùng chúng với liều lượng thích hợp với bản thân.
Rượu Gạo Jangsoo/Walmae Makgeolli |
Rượu Gạo Tươi Seng Makgeolli Hàn Quốc |
Từng có thời gian không được sản xuất vì chính phủ không cho phép vào thời gian thiếu hụt gạo tại xứ sở Hàn Quốc. Sau khi phát triển trở lại, rượu gạo không chỉ phát triển rượu gạo Makgeolli truyền thống mà còn cho ra thị trường nhiều loại khác nhau như: rượu gạo Walmae Makgeolli, rượu Gạo Tươi Seng Makgeolli,..
Tương tự như rượu gạo, rượu soju cũng phát triển không kém cạnh khi cho ra thị trường nhiều sản phẩm rượu soju trái cây mang nhiều hương vị khác nhau. Hầu như tất cả các sản phẩm rượu soju khi tung ra thị trường đều được thực khách ưa chuộng và yêu thích.
Rượu Soju Chum Churum Peach - Soju Hương Đào |
Rượu Soju Chum Churum Apple - Soju Hương Táo |
Ngoài hương vị rượu soju truyền thống, còn có hơn năm mùi vị đặc trưng luôn được săn lùng như vị dâu, nho, việt quất, bưởi, mận, đào, táo.. Hãy thử trải nghiệm chúng bạn nhé !